Trẻ sơ sinh bị táo bón, phần nhiều là do mẹ nuôi con sai cách

Trẻ sơ sinh bị táo bón phần nhiều là do mẹ

Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh khiến trẻ rất dễ dàng mắc các bệnh đường ruột, đặc biệt là táo bón. Nếu cơ thể không đào thải được nhanh phân thì chất độc rất dễ ngấm vào máu và gây nguy hiểm tới sức khỏe. Phần nhiều trẻ sơ sinh bị táo bón là do mẹ nuôi con sai cách. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Hệ thống tiêu hóa của trẻ sơ sinh như thế nào

Ruột của trẻ sơ sinh

Khác với người lớn, tuyến tụy do chưa phát triển toàn diện nên ruột của trẻ sơ sinh có tỉ lệ dài hơn so với người trưởng thành. Tại ruột cũng có nhiều các mạch máu hơn. Tại các cơ quan khác như gan cũng chưa phát triển hết nên chức năng tiêu hóa của trẻ có phần hạn chế hơn rất nhiều. Chủ yếu việc hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ là sữa mẹ hoặc sữa công thức rất dễ tiêu hóa. Khi trẻ lớn dần và hoàn thiện dần các cơ quan trong cơ thể thì mới có thể tiêu hóa các thức ăn ở dạng thô. Đặc biệt với những trẻ dưới 6 tháng tuổi thì không nên ăn gì ngoài sữa mẹ.

Thực quản

Khác với ruột, thực quản của trẻ lại nhỏ và ngắn hơn so với tỉ lệ cơ thể và có thành thực quản khá mỏng, ít các sợ cơ và sợi chun giãn. Đồng thời thực quản cũng bị thắt vân đoạn dưới nên cấu trúc chống trào ngược chưa hoàn thiện. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ hay bị nôn, bị trớ và bị trào ngược dạ dày thực quản. Mẹo nhỏ sau khi cho con bú thì các mẹ nên vỗ ợ hơi cho trẻ tránh bị trớ và trào ngược dạ dày.

Cách vỗ ợ ơi rất đơn giản, chỉ cần bế trẻ sát vào người và vỗ nhẹ vừa đủ vào lưng trẻ, vỗ vài lần trẻ sẽ ợ và lúc đó không cần vỗ nữa. Mẹo này được rất nhiều mẹ áp dụng và cũng được chia sẻ khá rộng rãi.

Dạ dày

Dạ dày của trẻ sơ sinh dưới 1 năm tuổi còn khá là nhỏ, tròn và nằm cao trong bụng. Thành dạ dày cũng rất mỏng và ít các sợi cơ, sợi chun đàn hồi dẫn đến tiêu hóa khá khó khăn. Cơ môn vị đóng chặt, cơ tâm vị mở nên khi cho trẻ ăn no thường thấy bụng trương lên do bú phải hơi nhiều. Chỉ khi trẻ biết đứng thì dạ dày của trẻ mới nằm ngang và bắt đầu tiêu hóa tốt hơn.

Nhận biết tình trạng sức khỏe qua hệ tiêu hóa của trẻ

Nhận biết tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh qua đường tiêu hóa

Bởi cấu tạo về dạ dày của trẻ còn rất non yếu trong những tháng đầu nên việc tiêu hóa là vô cùng khó khăn. Cha mẹ có thể dễ dàng đoán biết được tình trạng sức khỏe của trẻ qua hệ tiêu hóa bằng cách quan sát phân trẻ. Sau đây là một số hiện tượng thường gặp.

Với trẻ đang bú mẹ

Đối với những trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu thì khi đi ngoài phân thường lỏng sệt, hoa cà hoa cải. Cứ khoảng 3 đến 4 ngày thì trẻ mới đi ngoài một lần. Nếu phân khô cứng hơn hoặc lổn nhổn thì trẻ đã bị táo bón. Đặc biệt, trong lúc đi ngoài trẻ khóc quấy nhiều thì cha mẹ thực sự phải lưu ý bởi trẻ đã bị táo bón. Cần phải chữa cho trẻ ngay tránh những biến chứng nguy hiểm.

Với trẻ đang sử dụng sữa công thức

Sữa công thức có những đặc tính khác nhiều so với sữa mẹ. Thường thì sữa công thức sẽ không bổ sung đủ được probiotBNic và probiotic nên phân thường rắn hơn so với trẻ bú mẹ hoàn toàn. Đây cũng là nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị táo bón nhiều hơn, rất nguy hiểm. Trong trường hợp trẻ dùng sữa công thức, trẻ thường đi ngoài mỗi 1 ngày hoặc 2 ngày một lần.

Tại sao trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu mắc táo bón, hãy xem kỹ xem đó là nguyên nhân nào các mẹ nhé. Ở một số trẻ nếu mắc các bệnh về trực tràng sẽ rất dễ bị táo bón. Bệnh có thể bẩm sinh đã có nên rất khó khắc phục. Muốn khắc phục được thì cũng phải đợi trẻ lớn lên mới có thể. Tuy nhiên nếu bị táo bón trong trường hợp này, cha mẹ cũng không nên cho con dùng thuốc nhuận tràng. Bởi lẽ rất đơn giản, hệ tiêu hóa đã non yếu mà còn sử dụng thuốc nhuận tràng thì khách gì phá thêm để hệ tiêu hóa hỏng?

Trẻ sơ sinh bị táo bón do mẹ chăm sóc con sai cách

Mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh không đúng cách dẫn đến con bị bệnh đường tiêu hóa

Ngoài các nguyên nhân về cơ địa thì chủ yếu việc trẻ bị táo bón là do mẹ chưa biết cách hoặc chăm sóc chưa đúng cho con.

Cho bú sữa không đầy đủ

Sữa mẹ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và nước chính cho trẻ. Vì vậy, nếu bú thiếu sữa thì sẽ gây ra tình trạng mất nước, làm phân không mềm ra được và tất nhiên sẽ gây táo bón. Khắc phục cũng rất đơn giản, chỉ cần tăng cường tần suất bú của trẻ hằng ngày là có thể giúp trẻ vượt qua được táo bón dễ dàng.

Còn đối với trẻ dùng sữa công thức thì sao. Cũng hoàn toàn như vậy, các mẹ cho con uống sữa nhiều hơn trong một ngày sẽ giảm bớt được khá nhiều triệu chứng táo bón. Bên cạnh đó cũng cần phải lựa chọn những loại sữa phù hợp với cơ thể của con. Nếu chưa có nhiều về kiến thức về sữa công thức, các mẹ có thể tham khảo bài viết sau.

  • https://chuataobon.com/tim-hieu-sua-mat-cho-tre-tao-bon

Do mẹ bị táo bón

Các mẹ đã từng nghe trẻ bị táo bón do mẹ bao giờ chưa. Thật đấy, trong giai đoạn đầu thì chất dinh dưỡng truyền từ mẹ sang con, vậy nên nếu mẹ bị táo bón thì con cũng có thể lây. Nghe thì hơi vô lý nhưng đó lại là sự thật hoàn toàn. Khi bị táo bón, cấu trúc trong sữa bị thay đổi, thiếu hụt probiotBNic và probiotic nên sẽ gây táo bón cho trẻ. Để khắc phục, mẹ cần thiết phải thay đổi lại một số chế độ ăn uống và chữa táo bón cho chính bản thân mình.

Mẹ không massage hoặc vận động cho trẻ

Đây cũng là một vấn đề các mẹ thường hay lười. Xoa bụng trẻ hoặc mát xa cho trẻ là một trong những liệu pháp rất tốt làm kích thích các tế bào thần kinh của trẻ, giúp hệ tiêu hóa, hệ xương chắc khỏe, chống lại các bệnh tật.

Thứ 2, việc vận động cho trẻ cũng là quan trọng, giúp trẻ bài tiết tốt hơn các độc tố. Các mẹ hãy vẫn động cho trẻ bằng cách chơi với trẻ và giúp trẻ thực hiện các động tác nhẹ nhàng.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *